Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Sau Foodpanda, Rocket Internet dừng hoạt động Lamido, nguy cơ bán nốt Zalora, Lazada

Rocket Internet, đơn vị chủ quản của website thương mại điện tử Lamido đã chính thức xác nhận việc sẽ đóng cửa dịch vụ này trong thời gian tới. Việc lần lượt Easy Taxi rồi đến Foodpanda đóng cửa tại Việt Nam có phải là một động thái rút chân khỏi thị trường của đại gia công nghệ đến từ Đức?

Để trả lời cho câu hỏi trên, hãy cùng Dịch vụ Quảng cáo trực tuyến My Service tìm hiểu 1 số nguyên nhân dưới đây .
Lamido là website thương mại điện tử theo mô hình C2C dưới sự quản lý của tập đoàn Rocket Internet, tập đoàn hiện đang sở hữu những thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam như Lazada, Zalora và Foodpanda. Tại thời điểm trước khi đóng cửa, Lamido là thương hiệu đang hoạt động tại một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines.
Lamido Việt Nam chính thức hoạt động từ cuối năm 2013 với mô hình sàn giao dịch hàng hóa đã từng được áp dụng thành công và tiềm lực tài chính hùng mạnh. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai dịch vụ, các hoạt động của Lamido đã bắt đầu giảm dần từ đầu năm nay và trên website của mình, Lamido Việt Nam đã thông báo tới khách hàng rằng công ty sẽ chấm dứt hoạt động kể từ ngày 31/03/2015.
Lamido Việt Nam thông báo dừng hoạt động trên website Lamido.vn
Trái ngược lại với nhận định của đa số chuyên gia cho rằng Lamido hoạt động không hiệu quả và phải ngừng cung cấp dịch vụ, ông Maximilian Bittner – CEO Lazada Group đã chính thức lên tiếng xác nhận lý do mà Lamido dừng hoạt động. Theo đó, Lamido sẽ được sáp nhập vào Lazada do hai mô hình này đang có nhiều điểm trùng lặp với nhau, nền tảng sàn giao dịch hàng hóa (marketplace) của Lazada hiện tại cũng chiếm đến 75% và đang tăng trưởng mạnh mẽ. Ông Bittner cũng cho biết thêm: “Việc sáp nhập giữa hai sàn thương mại điện tử là một bước đi đã được tính toán nhằm mở rộng chủng loại hàng hóa và gia tăng tối đa trải nghiệm người dùng bao gồm cả người bán và người mua trên nền tảng của Lazada trong tương lai”.
Tại thị trường Việt Nam, mô hình sàn giao dịch thương mại điện tử C2C chỉ trong vòng một năm qua đã có nhiều biến động trong đó đáng kể nhất là việc VNG đã bán lại sàn giao dịch 123mua.vn cho Sendo (thuộc tập đoàn FPT) vào tháng 7-2014 sau khi hoạt động không hiệu quả. Trong tương lai gần, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt khi có sự hiện diện của những tên tuổi lớn như Sendo, Enbac, 5Giay, Lazada và hơn 300 sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhỏ khác đã đăng ký hoạt động (theo số liệu của Bộ Công Thương).
Trong những ngày qua, đã có những thông tin về việc Zalora, nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng thời trang của Rocket Internet cũng chuẩn bị rời khỏi Việt Nam.
Theo tin đồn cho biết, hiện tại Zalora cũng đang tìm kiếm đối tác để bán lại bộ phận của mình tại Việt Nam, tương tự như cách Foodpanda đã làm.
Nếu Zalora cũng tiếp bước rời Việt Nam, thị trường sẽ chỉ còn một đại diện duy nhất của Rocket Internet, đó là Lazada.
sau foodpanda rocket internet co ban not zalora lazada viet nam my service
Trong 4 cái tên tại Việt Nam, Lazada là cái tên lớn nhất cả về quy mô đầu tư lẫn sản phẩm phục vụ, với đầy đủ các loại mặt hàng. Đây là một trong ít các nền tảng thương mại điện tử được đánh giá tốt tại Việt Nam.
Vì vậy, khả năng Lazada cũng bị bán nốt sẽ khó xảy ra hơn. Một kịch bản hợp lý hơn đó là Rocket Internet bán bớt những mảng ít tiềm năng để tập trung vào con át chủ bài Lazada.
Mặc dù vậy, Lazada tốt không có nghĩa là nó đang sinh lời. Hầu hết các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam đều chỉ được đánh giá ở mức độ tiềm năng và không mang về lợi nhuận. Có doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cũng đã nhảy vào lĩnh vực này nhưng sau 2 năm phát triển, kết quả mang về cũng rất hạn chế.
Các chuyên gia nhận định, TMĐT tại Việt Nam là cuộc chơi dài hơi, đòi hỏi đầu tư ít nhất từ 5 đến 7 năm mới nghĩ tới chuyện hoàn vốn. Điều này trái với nguyên tắc đầu tư ồ ạt, đánh nhanh thắng nhanh của Rocket Internet. 
Sự ra đi của 2, và có thể sắp tới là 3 cái tên của hãng công nghệ Đức cho thấy chiến lược của họ đang không phù hợp với thị trường VIệt Nam. Hiện tại, giá cổ phiếu của Rocket Internet đã giảm tới 40% trong vòng 1 năm qua, cùng với đó là sự mất kiên nhẫn của giới đầu tư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét