Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Tại sao website thương mại điện tử Deca, Beyeu, FoodPanda phải đóng cửa ?

Mặc dù thương mại điện tử tại Việt Nam tăng trưởng nhanh và nhiều tiềm năng, nhưng tại sao 1 loạt website thương mại điện tử lớn như Deca, Beyeu, FoodPanda phải đóng cửa? 1 phần do mô hình kinh doanh, chiến lược và khả năng tài chính là những vấn đề lớn mà các doanh nghiệp trong ngành thương mại điện tử đều gặp phải.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2015 ước đạt 4,08 tỷ USD, theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và CNTT. Theo dự báo của Cục này, doanh thu năm 2016 của ngành sẽ còn tăng lên, mức tăng trưởng có thể bằng với mức tăng của Singapore. 
Đây là một thị trường mới mẻ và còn nhiều đất để khai thác, nhưng nếu nhìn vào cục diện có thể thấy mảnh đất này đang có sự tham gia của các đại gia lớn và rất lớn như Vingroup (Adayroi.com), FPT (Sendo.vn), GFG (Lazada, Zalora), tiki.vn; hay có thể tính thêm Thế Giới Di Động chẳng hạn. Nếu các công ty khác nhỏ hơn tham gia thị trường nhưng vẫn chỉ kinh doanh các mặt hàng tương tự, cách thức kinh doanh tương tự những đại gia kể trên thì cơ hội là rất khó.
Thị trường mở cửa, doanh thu từ thương mại điện tử liên tục tăng, nhiều người biết đến mua bán online hơn – đặc biệt trong các dịp Black Friday, Online Friday, .....… được tổ chức thường xuyên vào dịp cuối năm. Mức tăng trưởng thường tăng ở mức 10-20 lần so với ngày thường và so với cùng kỳ, chứng tỏ mảnh đất về thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn rất màu mỡ và tiềm năng.
website thuong mai dien tu deca beyeu foodpanda phai dong my service
Tuy vậy, trong năm 2015 , 1 loạt trang web thương mại điện tử lớn lần lượt đóng cửa. Tháng 11 năm nay, một dự án của Webtretho được IDG Ventures Việt Nam đầu tư là Beyeu.com chính thức đóng cửa. Trên website của mình, nhóm dự án này đã để lại một lời nhắn (viết bằng tiếng Anh), cho rằng làm thương mại điện tử tốn rất nhiều tiền, nhiều công ty sẽ quyết định không bơm tiền vào nữa. Lời tiên đoán này trở thành sự thật khi mới trưa nay, trang thương mại điện tử Deca.vn, thành lập tháng 11/2014, cũng quyết định đóng cửa. 
Một ý kiến chuyên gia cho rằng, 24H – công ty sở hữu Deca.vn – có thể không thiếu tiền nhưng có thể nhận thấy mức đầu tư quá cao vào trang này, lại lâu lấy lại vốn, kèm với việc sẽ có các đối thủ khác tăng nhảy vào thị trường hoặc tăng cường đầu tư trong năm sau nên đã quyết định rút khỏi thị trường.
website thuong mai dien tu deca dong cua my serivce
Trên trang deca.vn, thay vì hiện diện các sản phẩm, mặt hàng kinh doanh được trưng diện như trước đây thì chỉ còn hiện ra thông báo ngừng hoạt động kinh doanh.
Trên Facebook cá nhân của ông Phan Minh Tâm, một đồng sáng lập Công ty Cổ phần Quảng cáo trực tiếp 24H, cho biết, đây là "một quyết định cực kỳ khó khăn nhưng vẫn phải quyết định. Thay mặt cho nhóm Deca, tôi xin được phép thông báo Deca.vn sẽ đóng các hoạt động kinh doanh từ 12h trưa nay, 31/12/2015". "Về tiền bạc, chúng tôi vẫn còn rất dồi dào nhưng quyết định không theo đuổi lĩnh vực này nữa", ông Tâm chia sẻ và cho biết có thể sẽ quay lại vào dịp khác.
Ông này cũng cho biết, mọi đơn hàng dang dở sẽ được thực hiện, mọi nghĩa vụ chưa hoàn thành sẽ được hoàn thành 1 cách nghiêm túc và chuyên nghiệp nhất cho mọi đối tác, các nhà cung cấp, người mua hàng cũng như các đơn vị vận chuyển, vận hành. Như vậy, sau hơn một năm thành lập (tháng 11/2014), Deca.vn đã chính thức rút khỏi thị trường thương mại điện tử Việt Nam.
Trước đó, trong một bài viết vào giữa năm nay, trang Forbes cho biết các trang thương mại điện tử như Zalora, Lazada tăng trưởng rất tốt trên nhiều thị trường nhưng đều chưa mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Điều này cho thấy mức độ khốc liệt của ngành kinh doanh thương mại điện tử khi phải đầu tư rất nhiều tiền nhưng lợi nhuận vẫn là một khái niệm nằm ở tương lai. Lazada hiện nay là trang thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, Zalora cũng là một trong các trang lớn chuyên kinh doanh thời trang trên mạng.
Chỉ mới đầu tháng này, Foodpanda tuyên bố ngừng kinh doanh tại Việt Nam. Đây là dự án của Rocket Internet, một quỹ đầu tư ở Đức, cũng có cổ phần lớn trong công ty đầu tư vào Lazada và Zalora. Ngay sau đó, Foodpanda được mua lại bởi Vietnammm – một trang khác cũng chuyên về gọi món giao hàng tận nhà như Foodpanda. 
Trong thông báo gửi đi các đối tác, đại diện Foodpanda Việt Nam khi đó cho biết việc ngừng kinh doanh của Foodpanda là do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Đại diện truyền thông trang thương mại điện tử này khi đó cho ICTnews biết, các trang Foodpanda ở thị trường khác đã hoạt động ổn định thì sẽ được giữ lại, các trang đang trong giai đoạn đầu tư (như ở Việt Nam) sẽ bị đóng cửa.
Trong 3 sự rút lui vào cuối năm của các dự án thương mại điện tử ở Việt Nam nói trên, có đến 2 sự vụ chính thức công khai lý do đóng cửa là do tài chính không kham nổi. Riêng trường hợp của Deca, mặc dù người trong cuộc không thừa nhận nhưng có ý kiến cho rằng việc rút lui cũng liên quan đến chuyện tiền bạc. Và sự rút lui này là kịp thời và khá kiên quyết trước khi quá muộn.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của những website thương mại điện tử trên? Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến những "cái chết yểu" này.
tiem nang quang cao truc tuyen cua viet nam rat lon my service
Mô hình kinh doanh thiếu sự khác biệt
Một số mô hình kinh doanh dựa trên những lập trình sẵn có, bao gồm tạo một website; tìm nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa và thảo luận “ăn phần trăm”; tuyển nhân viên kinh doanh phát triển hợp đồng với các nhà cung cấp; chụp ảnh, viết nội dung giới thiệu sản phẩm và làm marketing online.
Giả định rằng những trang này sẽ thu hút được khách và tiền bán hàng bù được chi phí hoặc sinh lời dựa vào quy mô thị trường lớn đến hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày. Nhưng tiếc rằng điều đơn giản đó cũng không xảy ra. Bản chất của những mô hình này chỉ là "mô hình bán nước bọt trực tuyến", không có giá trị riêng cho khách hàng, càng không có lợi thế về quy mô, không sản xuất được hàng hóa, chủ động được nguồn hàng giá tốt, mô hình quá đơn giản.
Những mô hình kinh doanh “không có khác biệt”, “không có tính mới” là nguyên nhân dẫn tới việc một số trang thương mại điện tử phải đóng cửa sớm.
thi truong quang cao truc tuyen viet nam dang o giai doan so khai myservice
Sai lầm từ chiến lược
Hầu hết những cái tên chết yểu trong thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay đều có chung chủ đầu tư và đơn vị chủ quản cũng từng ít nhiều thành công với một số dịch vụ thương mại điện tử khác, như Deca - dự án kinh doanh của 24h; Beyeu, 4eva có liên quan đến webtretho.
Họ có lý do để theo đuổi chiến lược kinh doanh mà trong sách Binh pháp Tôn tử gọi là “thuận tay dắt bò”, tức là cùng chung tập khách hàng và công nghệ sẵn có, có kênh truyền thông chính là những website đang phát triển. Nhưng tiếc rằng người tiêu dùng hiện nay ngày càng thông thái. Chính vì thế, sau một thời gian “thuận tay dắt bò”, chủ đầu tư ngoảnh lại nhìn thì chỉ còn thấy dây thừng.
gian hang online my service
Cạnh tranh khốc liệt
Số lượng người bán hàng trên Facebook tại Việt Nam là rất lớn, dù không thống kê được nhưng dễ dàng nhìn thấy thông qua các tin rao vặt, quảng cáo tràn ngập. Mạng xã hội này cũng thống kê tại Việt Nam có trung bình khoảng hơn 300.000 fanpage đang hoạt động, với số tiền để những cá nhân chi cho quảng cáo không hề nhỏ.
Một số ông lớn thời kỳ cao điểm có thể chi khoảng 100 triệu đồng cho quảng cáo và bán được khoảng 2.500 - 3.000 đơn hàng. Những cá nhân nhỏ thì cũng chi quảng cáo từ vài triệu đến vài chục triệu trong một giai đoạn. Đội ngũ những người bán hàng trên mạng cũng đông đảo, tạo ra một thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Từ đó, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn do sự minh bạch hơn về thông tin của nhiều người bán và hàng hóa, nên đã đưa ra các quyết định có lợi cho họ.
doanh so quang cao truc tuyen cua facebook khong nhieu nhu van tuong my service
Thương mại điện tử là cuộc chơi về tài chính dài hạn
Nếu chủ đầu tư chỉ có vài tỷ, hoặc dưới một triệu đôla Mỹ thì sẽ là điều không dễ dàng để dự án thành công. Hãy thận trọng, nếu như bạn ít tiền và muốn theo đuổi mô hình bán hàng trực tuyến B2C.
Thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay, có lẽ cần rất nhiều tiền, và tầm nhìn dài hạn, chứ không phải là ngắn hạn. Cùng với đó, các dự án cần những mô hình và ý tưởng kinh doanh đột phá, mang tính cách mạng, chứ không đơn thuần chỉ là “nhập hàng, chạy quảng cáo”.
Amazon thành công với việc bán sách cứng trên mạng khi người ta chưa bán. Khi nhiều người bán sách cứng trên mạng, Amazon đã bán sách mềm và bán tất cả mọi thứ. Họ có lợi thế nhờ kho hàng và vận chuyển chuyên nghiệp, thông minh, lợi thế giá rẻ vì quy mô thị trường lớn, công nghệ hiện đại. Amazon mất hơn 7 năm và chi ra rất nhiều tỷ đôla Mỹ thì năm thứ 8 mới bắt đầu đạt điểm hòa vốn và có lời.
Dù gây nhiều tranh cãi, nhưng Uber là dự án thương mại điện tử được các nhà đầu tư thế giới kỳ vọng nhiều nhất năm 2015, với mức tăng trưởng vốn đầu tư và định giá giá trị mô hình kinh doanh vượt qua 60 tỷ đôla Mỹ. Họ đã dùng công nghệ để giải quyết "vấn đề xã hội, số lớn người dùng, ai ai cũng cần, ngày nào cũng có”...
quang cao truc tuyen tai viet nam dang cham chan my service
Bị cạnh tranh bởi bán lẻ truyền thống
Bạn đừng nghĩ rằng ở Việt Nam sẽ sớm thương mại điện tử hóa hoàn toàn, dù xu hướng cực kỳ mạnh mẽ và rõ rệt. Các nhà bán lẻ truyền thống cũng đang tìm mọi cách để bảo vệ thị phần và tăng trưởng doanh số bán hàng tại thị trường mục tiêu.
Bán lẻ truyền thống có xu hướng “hội tụ hóa”, “hội nhập” nên thường có quy mô và diện tích khổng lồ, đáp ứng nhiều yêu cầu về hàng hóa với giá tốt. Họ cũng là những đại gia sau hàng thập kỷ tích lũy kinh nghiệm và tích lũy tư bản, với sức mạnh về tài chính, kinh nghiệm và thị phần. Các mô hình thương mại điện tử B2C nhỏ không dễ dàng gì chiếm được miếng bánh thị phần của các ông lớn bán lẻ..
Hàng xách tay phổ biến hơn
Mô hình bán lẻ C2C (cá nhân bán hàng trực tuyến cho cá nhân) cũng đang phát triển siêu nhanh. Các khách hàng có nhiều sự lựa chọn, thoải mái trả giá, xem hàng, kiểm tra mã vạch, vận chuyển hàng... Một khách hàng có thể mua bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu, quần áo, thực phẩm, mỹ phẩm... thông qua đường xách tay.
Một thị trường tự do hoàn hảo và dễ dàng, bởi các nhà bán lẻ trực tuyến quốc tế cũng rất quan tâm đến đơn hàng này, doanh thu đến từ bộ phận này cũng không nhỏ.
Ngoài ra, còn nhiều lý do dẫn tới sự "chết yểu" của một số trang thương mại điện tử thời gian qua, nhưng với 6 lý do cơ bản trên, điều mọi người cần hiểu là sự ra đi của một bộ phận là "hoàn toàn bình thường và dễ hiểu". Đừng lo lắng, đừng hoang mang vì điều đó!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét